• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh
      • Nhiệm vụ, Quyền hạn và Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân
    • Các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh
      • Nhiệm vụ, Quyền hạn và Thành viên Ban Kinh tế - Ngân sách
      • Nhiệm vụ, Quyền hạn và Thành viên Ban Văn hóa - Xã hội
      • Nhiệm vụ, Quyền hạn và Thành viên Ban Pháp chế
    • Các Tổ đại biểu HĐND tỉnh
      • Đơn vị thành phố Thủ Dầu Một
      • Đơn vị thành phố Dĩ An
      • Đơn vị thành phố Thuận An
      • Đơn vị thành phố Bến Cát
      • Đơn vị thành phố Tân Uyên
      • Đơn vị huyện Dầu Tiếng và huyện Bàu Bàng
      • Đơn vị huyện Phú Giáo và huyện Bắc Tân Uyên
    • Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
      • Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
    • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương khóa XV – nhiệm kỳ 2021-2026
      • Chức năng, nhiệm vụ của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
      • Danh sách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương khóa XV
  • Dữ liệu HĐND các cấp
    • Nghị quyết HĐND các cấp
    • Dữ liệu Giám sát của HĐND các cấp
  • KIẾN NGHỊ CỬ TRI
    • Trả lời Kiến nghị của cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh
    • Trả lời Kiến nghị của cử tri của Hội đồng nhân dân tỉnh
  • GIÁM SÁT
    • Giám sát của Quốc hội
    • Hội đồng nhân dân
    • Thường trực Hội đồng nhân dân
    • Ban Kinh tế - Ngân sách
    • Ban Văn hóa - Xã hội
    • Ban Pháp chế
  • NGHỊ QUYẾT
    • Nghị quyết HĐND khóa IX
    • Nghị quyết HĐND khóa VIII
    • Nghị quyết HĐND Khóa X
 
 Site map
Kiến nghị cử tri Nghị quyết Nghị quyết HĐND các cấp Giám sát Lịch làm việc
Chia sẽ bài viết qua email
Bài viết: Sớm tháo gỡ “điểm nghẽn” để Đông Nam bộ tiếp tục đóng góp xứng đáng vào sự phát triển và thịnh vượng của đất nước
* Email không hợp lệ
*
* Email không hợp lệ
*
 Gửi email
 
Trang chủ » Hoạt động » Nghiên cứu - Trao đổi
Thứ 2, 24/10/2022
Sớm tháo gỡ “điểm nghẽn” để Đông Nam bộ tiếp tục đóng góp xứng đáng vào sự phát triển và thịnh vượng của đất nước
(Trích tham luận của đồng chí Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương trình bày tại Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7-10-2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 diễn ra sáng 23-10)

 

Dưới dự quan tâm sâu sắc của Bộ Chính trị và đồng chí Tổng Bí thư, sự ra đời của Nghị quyết số 24-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã củng cố sự tin tưởng, tạo sự phấn khởi trong Đảng bộ và nhân dân trong vùng, mang lại nguồn cảm hứng và động lực mới cho quyết tâm thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ thúc đẩy phát triển vùng Đông Nam bộ trong thời gian tới. Tỉnh Bình Dương bày tỏ sự thống nhất cao và sẽ phấn đấu thực hiện thật tốt những nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại nghị quyết.

Mặc dù tình hình dịch Covid-19 đã được kiểm soát tốt, tuy nhiên còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó đoán định, đồng thời các bất ổn về chính trị thế giới liên tục nối tiếp nhau diễn ra kéo theo nhiều hệ quả tiêu cực cho nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, Việt Nam đang ngày càng được thế giới nhắc đến nhiều hơn với sự thành công trong điều hành kinh tế vĩ mô và kiểm soát tốt lạm phát; tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm 2022 của nước ta đạt 8,83% so với cùng kỳ năm trước… Đóng góp vào sự ổn định và tăng trưởng đó, vùng Đông Nam bộ với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi từ lâu đã trở thành vùng kinh tế năng động sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển của cả nước, đảm nhiệm chức năng đầu mối giao thương của cả khu vực và với thế giới. Trong đó, cùng với TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương đã trở thành vùng động lực trong tứ giác kinh tế phát triển của Đông Nam bộ.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: TTVXN

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng các bộ, ban, ngành Trung ương; qua tổng kết 25 năm - Bình Dương hình thành và phát triển, quy mô kinh tế của tỉnh tính đến cuối năm 2021 đạt 408.861 tỷ đồng (gấp 104,3 lần so với năm 1997), đứng thứ 3 cả nước; trong đó nông nghiệp tăng 14,2 lần, dịch vụ tăng 112,2 lần, công nghiệp tăng 140,6 lần. Bình Dương đã được đánh giá là địa phương không còn hộ nghèo theo tiêu chí Trung ương; là một trong số những địa phương thuộc tốp đầu cả nước về thu nhập bình quân đầu người, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút đầu tư trong nước, thu ngân sách, đóng góp ngân sách Trung ương… Những kết quả bước đầu đó đã góp phần đưa Bình Dương sớm trở thành địa phương đạt mức thu nhập trung bình cao.

Tuy nhiên, hiện nay ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tỉnh tế của tỉnh, năng suất lao động còn thấp, dân số cơ học tăng cao... đã đặt Bình Dương đứng trước thách thức sớm phải đương đầu và vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Xác định đây không chỉ là bài toán về năng suất lao động, phát triển kinh tế, mà còn là bài toán phát triển bền vững, bài toán bình đẳng xã hội, phát triển bao trùm và đồng đều, bài toán đô thị hóa, kết nối, hội nhập phát triển, tỉnh Bình Dương đã xây dựng chiến lược để vượt qua bẫy thu nhập trung bình, gắn chặt chẽ với đề án Quy hoạch tích hợp tỉnh và quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị trong phát triển vùng Đông Nam bộ, đó là: Phát triển Bình Dương phải phù hợp với các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng và đất nước, bảo đảm thống nhất với quy hoạch vùng và quốc gia; bảo đảm tính kế thừa phát triển; đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng công nghiệp và tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, tăng năng suất lao động tổng hợp thông qua phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo; tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; phát triển bảo đảm an sinh, an toàn xã hội; huy động tối đa nguồn nội lực, kết hợp hài hòa ngoại lực để phát triển nhanh nhưng bền vững, tích cực chủ động hội nhập quốc tế.

Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị đã xác định khu vực Nam Bình Dương thuộc tiểu vùng trung tâm phát triển của toàn vùng - nổi bật với các thế mạnh về công nghiệp công nghệ cao và chuyên sâu, dịch vụ chất lượng cao, giáo dục - đào tạo, y tế và đầu mối giao thương với quốc tế; khu vực Bắc Bình Dương thuộc tiểu vùng phía Bắc là khu vực phát triển kinh tế cửa khẩu, kho vận, mở rộng không gian phát triển công nghiệp của vùng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, Bình Dương sẽ thực thi việc tái cấu trúc mạng lưới công nghiệp nội tỉnh và xây dựng các mô hình công nghiệp - đô thị - dịch vụ mới, gắn liền với quy hoạch vùng. Bình Dương đã xác định cần tiếp tục nâng cấp mô hình phát triển công nghiệp của tỉnh nhằm từng bước rời xa thâm dụng lao động và thâm dụng đất đai.

Chuyển đổi mô hình phát triển từ công nghiệp - đô thị - dịch vụ hiện nay sang mô hình phát triển công nghiệp - đô thị - dịch vụ theo hướng thông minh - bền vững. Đó là xây dựng và nâng cấp các khu công nghiệp hiện hữu trở thành các khu công nghiệp thông minh, với khả năng cung cấp nền tảng công nghệ 4.0 (như IoT, Big Data…) để giúp nhà đầu tư dễ dàng xây dựng, triển khai mô hình nhà máy thông minh, sản xuất thông minh một cách nhanh chóng và hiệu quả nhằm gia tăng năng suất lao động, bảo vệ môi trường. Đồng thời, tỉnh triển khai thực hiện mô hình công nghiệp - đô thị - dịch vụ quốc tế gắn liền với khoa học và công nghệ, thu hút các viện - trường, các hoạt động nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo, các ngành dịch vụ, dịch vụ số nhằm thu hút các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao.

Qua quá trình phát triển, Bình Dương bước đầu đã tích lũy được một nền tảng hạ tầng kỹ thuật giao thông, đô thị tương đối đồng bộ, thể hiện qua việc Bình Dương sớm hoàn thiện các phân đoạn chính thuộc tuyến đường Vành đai 3 và một số đoạn thuộc Vành đai 4 đi qua tỉnh, tích hợp trực tiếp vào các tuyến đường trục chính nội tỉnh như Mỹ Phước - Tân Vạn - Bàu Bàng kết nối về phía cảng biển, sân bay quốc tế. Điều đặc biệt là những tuyến đường này được hoàn thành thông qua quá trình huy động nguồn lực, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng công nghiệp của các doanh nghiệp đầu tàu của tỉnh, được hoàn thiện từ nguồn vốn doanh nghiệp, góp phần rất hiệu quả trong chia sẻ gánh nặng về ngân sách.

Về nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đô thị, Nghị quyết số 24 đã xác định cần thiết phải “Hình thành vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics dọc hành lang Vành đai 3, Vành đai 4 và các tuyến cao tốc của vùng”.  Vì vậy, trong quá trình xây dựng quy hoạch tích hợp, hiện nay tỉnh đã quy hoạch các khu vực phát triển đô thị, khu vực phát triển công nghiệp dọc các tuyến vành đai - cao tốc này. Điều đó sẽ tạo ra một không gian phát triển mới với nhiều dư địa để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, di dời các doanh nghiệp/các khu công nghiệp trong đô thị không còn phù hợp quy hoạch, đồng thời tạo nguồn thu lớn từ quỹ đất để tái đầu tư phát triển.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương đã có chủ trương và quyết tâm thực hiện công tác giải tỏa theo quy mô quy hoạch và thông tuyến các đường vành đai 3, 4, cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đi qua địa bàn Bình Dương trong giai đoạn 2023 - 2025.

Mặc dù mục tiêu, định hướng đã rõ ràng, nhưng để hiện thực hóa Nghị quyết số 24 thì còn nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Qua quá trình thực hiện báo cáo tổng kết Nghị quyết 53-NQ/TW ngày 29-8-2005 của Bộ Chính trị, tỉnh Bình Dương đã nêu những điểm nghẽn cố hữu mà vùng Đông Nam bộ nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ liên kết phát triển vùng đã và đang gặp phải. Những tồn tại, hạn chế đó đã được xác định rõ trong Nghị quyết số 24.

Để đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế của vùng Đông Nam bộ và nâng cao tính năng động của các địa phương trong vùng như tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị, tỉnh Bình Dương kiến nghị Trung ương: Sớm hoàn thành quy hoạch vùng làm cơ sở triển khai đầu tư hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội vùng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối; có các chính sách để các địa phương phối hợp trong công tác đào tạo, thu hút và cung ứng nguồn nhân lực. Xem xét cơ chế thúc đẩy, phân bổ nguồn lực đầu tư phù hợp với điều kiện từng địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm. Cần có cơ chế đặc thù cho vùng trong điều tiết ngân sách cũng như quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa cho các tỉnh trong vùng nói chung và Bình Dương nói riêng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực...

Bên cạnh đó, kiến nghị Trung ương xem xét, phân bổ nguồn lực biên chế phù hợp, tương xứng với quy mô, tiềm năng phát triển của tỉnh để đáp ứng các nhu cầu phát triển hiện tại của địa phương. Sớm thể chế hóa các nội dung của Nghị quyết để có định hướng, cơ chế, chính sách đặc thù để vùng tận dụng các cơ hội sẵn có, sớm hướng đến những mục tiêu, định hướng rõ ràng đã được Bộ Chính trị đặt ra. Kiến nghị Trung ương sớm sửa đổi các luật liên quan đến đầu tư công cũng như hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh như Luật Đầu tư công, Luật Đất đai (giá trị đền bù, nguồn gốc đất...), Luật Ngân sách nhà nước (phân cấp nhiệm vụ chi giữa các cấp), Luật Xây dựng (phân cấp cơ quan thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế cơ sở...) theo nguyên tắc bảo đảm hệ thống pháp luật đồng bộ, rõ ràng để tạo thuận lợi cho việc đẩy nhanh quá trình đưa vốn đầu tư vào nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung của quốc gia.

Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đông Nam bộ đã được Trung ương ban hành sau khi đã tổng kết đánh giá sâu sắc kết quả gần 20 năm thực hiện Nghị quyết số 53; với nhiều quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp có tính chất đột phá. Nghị quyết cũng được ban hành trong thời gian các địa phương thực hiện quy hoạch vùng, quy hoạch tích hợp tỉnh - đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để các địa phương trong vùng tiếp tục rà soát, đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh với tầm nhìn đến năm 2045. Các mục tiêu, chỉ tiêu đó sẽ được thực hiện với nhiều giải pháp, trong đó sẽ phải thực hiện hiệu quả qua công cụ quy hoạch.

Với những tình cảm và sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Bộ Chính trị, của Chính phủ, của bộ, ngành Trung ương; với những nền tảng, tiềm năng sẵn có của vùng, tin tưởng rằng vùng Đông Nam bộ hứa hẹn tiếp tục sẽ là một vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn, tiếp tục đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển và thịnh vượng chung của đất nước.

Theo Báo Bình Dương Online   
   (* Tựa Tòa soạn đặt)

Chia sẻ:
2
Bài đã đăng:
  • Cảm nhận giá trị lớn lao của hòa bình  (5/5/2025 2:55:22 PM)
  • Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một  (5/5/2025 2:39:07 PM)
  • Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam  (4/21/2025 9:40:02 AM)
  • Công nhận hôn nhân được xác lập ở nước ngoài trong trường hợp vi phạm chế độ hôn nhân theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam  (4/15/2025 3:19:11 PM)
  • Nguyên tắc đối xử với nhà đầu tư tại Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương  (4/8/2025 10:01:29 AM)
  • Pháp luật về sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam  (4/4/2025 10:15:44 AM)
  • Đảm bảo hiệu lực hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp - Một số kiến nghị từ thực tiễn  (12/23/2024 2:27:48 PM)
  • Toàn cảnh bức tranh tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế  (12/17/2024 3:51:10 PM)
  • Cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy: Lấy kết quả thực hiện để lựa chọn cán bộ  (12/3/2024 3:54:11 PM)
  • Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam  (11/26/2024 2:29:06 PM)
VIDEO
  • Trường Đại học Việt Đức thăm, chúc Tết Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương iELwXe7sNyM
  • Đại biểu HĐND tỉnh tiếp cức cử tri phường Hưng Định, thành phố Thuận An U0rdFWi-mXI
  • Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp thứ 36 thông qua các nội dung do UBND tỉnh trình 8TrSe6xFvxY
  • Mô hình Cà phê sáng trao đổi với nhân dân x-9Bmu-bRSE
  • Bình Dương tiếp và làm việc với Hội đồng nhân dân tỉnh An Huy, Trung Quốc wTIs25yamzY
  • Đối thoại với cử tri - Phân loại rác tại nguồn PYQwl12ZobY
  • Giới thiệu Chương trình Đối thoại với cử tri với chủ đề "Phân loại rác tại nguồn - Chung tay vì môi trường Xanh - Sạch - Đẹp" B8CeXNynLT4
  • HĐND tỉnh Bình Dương khoá X tổ chức Kỳ họp thứ 14 Chuyên đề rpv1IRyNbPc
  • HĐND tỉnh Bình Định và Bình Dương trao đổi kinh nghiệm về công tác xã hội hoá 5R-HAWCUPIE
  • Thường trực HĐND tỉnh giám sát chuyên đề quy hoạch và xử lý chất thải rắn zlyvFFiEABw
  • Đại biểu HĐND tỉnh Bình Dương và đại biểu HĐND các huyện, thị xã tiếp xúc cử tri Sx2COaRV8as
  • Đại biểu HĐND tỉnh Bình Dương và đại biểu HĐND thị xã Bến Cát, thành phố Thuận An tiếp xúc cử tri zRLAKhou3zY
  • Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương tiếp xúc cử tri tại thị xã Bến Cát PQYAQwnS8OE
  • Đại biểu HĐND tỉnh Bình Dương tiếp xúc cử tri thị trấn Lai Uyên 1hioBKe5gVM
  • HĐND tỉnh Bình Dương: Kỳ họp 12 thông qua 8 nghị quyết quan trọng, tác động đến đời sống an sinh - xã hội BsBbFb9cx9k
  • Nghề và làng nghề truyền thống tỉnh Bình Dương: Khơi dậy những tiềm năng CVeqlgXmfFg
  • Trailer chương trình đối thoại với cử tri tháng 10/2023 9JegTOqUIVI
  • Đối thoại với cử tri: Cải cách thủ tục hành chính - Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm lwDnFgST5is
  • Đối thoại với cử tri: Bình Dương - Vì một tương lai an cư lạc nghiệp fpkULPhJD4A
  • Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương ký kết hợp tác với Hội đồng nhân dân thành phố Daejeon - Hàn Quốc 3GzUL-7xJXA
  • Đối thoại với cử tri - Chủ đề "Thiết chế văn hóa - góc nhìn từ thực tiễn" lpZA3xLq_Gk
  • Giám sát về tình hình và kết quả hoạt động của Trung tâm Văn hóa, thể thao - Học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương 1hty8WxhzTo
  • HĐND tỉnh Bình Dương - Kinh nghiệm từ thực tiễn Rm5v5lK-QCk
  • Kỳ họp thứ ba HĐND tỉnh Bình Dương Khóa X quyết định nhiều nội dung quan trọng kxwrbx0NzL4
  • Tổng kết hoạt động HĐND tỉnh Bình Dương khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021 qAnUiAK472Q
  • BÌNH DƯƠNG: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỔNG KẾT NHIỆM KỲ 2016-2021 KRg5huPOLSk
  • Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri Bắc Tân Uyên trướckỳ họp cuối năm 2018 vfnTxmdbSnQ
  • Hội nghị Trao đổi kinh nghiệm giữa Ban Pháp chế HĐND tỉnh và Ban Pháp chế HĐND cấp huyện jrG5rlI3Z2Y
  • Thường trực HĐND tỉnh giám sát công tác quản lý nhà nước về đất đai tại Phú Giáo IYSnjeiz5PI
  • Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri Tân Vĩnh Hiệp sau kỳ họp cuối năm 2018 Q7G-uwUf6DE
  • Thường trực HĐND tỉnh Giám sát các công trình trọng điểm tại Thuận An 23DNqi_hP7I
  • Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri phường Bình Chuẩn ek_XNuZKKvo
  • Họp Đoàn giám sát của HĐND tỉnh sXQpRo5DuqA
  • Hội nghị liên tịch chuẩn bị nội dung kỳ họp thứ 17 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa IX mfF6JIQt4l8
Lịch làm việc HĐND Lịch làm việc Đoàn ĐBQH
Lịch tiếp công dân Lịch tiếp xúc cử tri
LIÊN KẾT HỮU ÍCH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Tổng truy cập: 2337404
Đang online: 72
  • Trang chủ
  • Site map
  • Liên hệ
  • Góp ý
  • Hỏi đáp
  • Hoạt động
  • Đoàn đại biểu quốc hội
  • Nghị quyết
  • Hội đồng nhân dân
  • Tài liệu kỳ họp HĐND
  • Lịch tiếp xúc cử tri
  • Hoạt động giám sát
  • Danh mục tin
  • Lịch tiếp công dân
  • Đoàn Đại biểu Quốc hội
  • Trả lời kiến nghị cử tri
  • Văn bản chỉ đạo điều hành
  • Công khai, cung cấp thông tin
  • Hoạt động
  • Tài liệu Giám sát An sinh xã hội 2020
  • Đại hội Đảng
  • Kiến nghị cử tri
  • Văn bản
  • Thư viện ảnh
  • Tài liệu các kỳ họp
  • Giám sát
  • ĐOÀN ĐBQH
  • Lịch Làm việc
  • Góp ý - Hỏi đáp
  • Lịch làm việc (Mobile)
  • Giám sát (Mobile)
  • Kiến nghị cử tri (Mobile)
  • POBI
  • Dữ liệu HĐND các cấp
 Trang chủ  Site map  Liên hệ

 
Cơ quan chủ quản:
 Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương
Địa chỉ: Tầng 15, tầng 20, tháp B, Tòa nhà Trung tâm hành chính tỉnh, đường Lê Lợi, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Trưởng Ban biên tập: ông Bùi Văn Ra - Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
Phó Trưởng ban Thường trực Ban biên tập:  ông Nguyễn Quốc Trí - Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
Điện thoại: (0274) 3848936            Email: banbientap.hdnd@binhduong.gov.vn
Giấy phép số: 43/GP-STTTT ngày 10/07/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương

Download Privacy Policy

Chung nhan Tin Nhiem Mang