• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương khóa XIV – nhiệm kỳ 2016-2021
      • Chức năng, nhiệm vụ của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
      • Danh sách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương khóa XIV
      • Xây dựng Luật
    • Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa IX – nhiệm kỳ 2016-2021
      • Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
    • Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh
      • Nhiệm vụ, Quyền hạn và Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân
    • Các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh
      • Nhiệm vụ, Quyền hạn và Thành viên Ban Kinh tế - Ngân sách
      • Nhiệm vụ, Quyền hạn và Thành viên Ban Văn hóa - Xã hội
      • Nhiệm vụ, Quyền hạn và Thành viên Ban Pháp chế
    • Các Tổ đại biểu HĐND tỉnh
      • Đơn vị thành phố Thủ Dầu Một
      • Đơn vị thành phố Dĩ An
      • Đơn vị thành phố Thuận An
      • Đơn vị thị xã Bến Cát
      • Đơn vị thị xã Tân Uyên
      • Đơn vị huyện Bắc Tân Uyên
      • Đơn vị huyện Bàu Bàng
      • Đơn vị huyện Dầu Tiếng
      • Đơn vị huyện Phú Giáo
    • Nhóm Nữ Đại biểu dân cử tỉnh
      • Danh sách Nhóm Nữ Đại biểu HĐND tỉnh
    • Văn phòng Đoàn ĐBQH, Văn phòng HĐND tỉnh
      • Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng HĐND tỉnh
      • Cơ cấu tổ chức của Văn phòng HĐND tỉnh
      • Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh
      • Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh
  • Đoàn đại biểu quốc hội
    • Xây dựng luật
    • Quyết định các vấn đề quan trọng
    • Giám sát của Quốc hội
  • Tài liệu các kỳ họp
    • Tài liệu dành cho Đại biểu
    • Tài liệu tham khảo
  • KIẾN NGHỊ CỬ TRI
    • Trả lời Kiến nghị của cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh
    • Trả lời Kiến nghị của cử tri của Hội đồng nhân dân tỉnh
  • GIÁM SÁT
    • Giám sát của Quốc hội
    • Hội đồng nhân dân
    • Thường trực Hội đồng nhân dân
    • Ban Kinh tế - Ngân sách
    • Ban Văn hóa - Xã hội
    • Ban Pháp chế
  • NGHỊ QUYẾT
    • Nghị quyết HĐND khóa IX
    • Nghị quyết HĐND khóa VIII
 
 Site map
Tài liệu kỳ họp Kiến nghị cử tri Giám sát Nghị quyết Lịch làm việc
Chia sẽ bài viết qua email
Bài viết: Đồng thuận, thống nhất, trên dưới một lòng
 Gửi email
 
Trang chủ » Hoạt động » Tin trong nước
Thứ 4, 17/02/2021
Đồng thuận, thống nhất, trên dưới một lòng
Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, các đại biểu Quốc hội đặc biệt nhấn mạnh, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, bên cạnh đường lối, chủ trương, chính sách đột phá để phát triển đất nước; bầu chọn được đội ngũ cán bộ chiến lược trí tuệ, có tâm, có tầm; yếu tố thứ ba chính là sự đồng thuận, thống nhất, trên dưới một lòng trong hành động.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội Bùi Sỹ Lợi: Tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy, ổn định công tác cán bộ

                    

                                                     Ảnh: Quang Khánh

Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng kết thúc đúng vào thời điểm cả nước nô nức đón Xuân Tân Sửu - một mùa xuân mới và cũng là khởi đầu của giai đoạn phát triển mới. Vì vậy, sau Đại hội, các cấp ủy, tổ chức Đảng cần quan tâm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, nhất là các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh khó khăn; hộ nghèo, đồng bào vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, miền núi; công nhân, người lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp… để Nhân dân đón Tết Nguyên đán Tân Sửu an vui, tạo khí thế phấn khởi ngay từ năm đầu thực hiện Nghị quyết Ðại hội lần thứ XIII của Ðảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp.

Những việc cần làm sau Đại hội rất bộn bề, đòi hỏi các cấp ủy, tổ chức Đảng khẩn trương triển khai thực hiện các giải pháp nhằm đưa Nghị quyết Đại hội XIII đi vào cuộc sống, tạo tiền đề cho thực hiện thắng lợi nghị quyết. Trong đó, cần tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy, ổn định công tác cán bộ, bởi như Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “cán bộ là cái gốc của công việc”. Trong nhiệm kỳ Khóa XII của Đảng, việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị đạt được kết quả quan trọng, rõ nét, có nhiều đổi mới, triển khai thực hiện quyết liệt với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, có trọng tâm, trọng điểm và bước đầu đã khắc phục được một số hạn chế, khuyết điểm tồn tại trong thời gian dài.

Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được sắp xếp tinh gọn hơn; giảm đầu mối, giảm cấp trung gian, giảm số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xây dựng chính quyền điện tử... nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn gắn với tinh giản biên chế đã góp phần giảm chi thường xuyên và tăng chi cho đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, toàn hệ thống chính trị cần tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sắp xếp, ổn định lại hoạt động để vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, thúc đẩy phục hồi kinh tế và tạo đà cho phát triển nhanh, bền vững.

Tại Đại hội lần thứ XIII, Đảng ta đã đánh giá kết quả thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 và kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, qua đó, rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong phát triển đất nước. Trong 35 năm của quá trình đổi mới, không phải lúc nào chúng ta cũng đi trên một con đường thẳng, êm ả, mà đã phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức. Hơn lúc nào hết, trong nhiệm kỳ Khóa XIII chúng ta cần tiếp tục vận dụng, phát huy hiệu quả những bài học kinh nghiệm quý giá này.

Trong đó, bài học quan trọng nhất, theo tôi, chính là thực hiện tốt công tác cán bộ, chống cho được tệ tham nhũng, quan liêu trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trong 5 năm của nhiệm kỳ Khóa XII, chính công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng quyết liệt, không có vùng cấm, không ngừng nghỉ đã giúp Đảng ta lấy lại và củng cố niềm tin của Nhân dân. Nhân dân hướng về Đảng, tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng. Đó chính là cơ sở vững vàng để chúng ta phát triển đất nước trong bối cảnh sẽ có nhiều khó khăn, thử thách phức tạp hơn ở phía trước.

Bài học thứ hai là tiếp tục thúc đẩy công cuộc hội nhập với thế giới. 35 năm qua, đặc biệt trong 5 năm của nhiệm kỳ Đại hội XII, nước ta đã tham gia rất nhiều hiệp định thương mại tự do, trong đó có những hiệp định thế hệ mới, tiến bộ như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVIPA)… Đây chính là con đường giúp thúc đẩy sự phát triển của đất nước tiến nhanh, tiệm cận các nước tiên tiến.

TS, ĐBQH Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng: Tiếp tục đổi mới tư duy kinh tế